Kệ trung tải

Kệ trung tải hay kệ tải trọng ở mức trung bình có thể thay thế hoàn toàn các loại kệ hạng nhẹ và có tải trọng tối đa lên đến 800kg/tầng. Với thiết kế dạng lắp ghép vô cùng thuận tiện trong việc vận chuyển, lắp đặt cũng như việc thay thế, sửa chữa một bộ phận nhỏ trong hệ thống kho hàng. Kệ trung tải có thiết kế tối ưu với được ứng dụng cho 50% các loại hàng hóa với nhiều mẫu mã cùng với giá thành hợp lý, phù hợp với chi phí đầu tư của nhiều doanh nghiệp.

 

Cấu tạo kệ kho hàng trung tải

Cấu tạo kệ hàng trung tải là mẫu kệ sắt lắp ghép được thiết kế thành các bộ phận tách rời. Với mỗi bộ phận đều có chức năng, nhiệm vụ riêng, được sơn tĩnh điện cao cấp giúp tăng khả năng chống chịu trước các tác nhân gây hại từ môi trường. Các bộ phận được tác rời giúp thuận tiện trong việc vận chuyển, lắp đặt thay thế và sửa chữa một cách đơn giản. Các bộ phận của kệ bao gồm

 – Cột trụ: Là bộ phận chịu hoàn toàn lực tác động lên kệ. Với mỗi bộ kê trung tải độc lập gồm 4 chân trụ được uốn gấp tạo thành mặt cắt  được gắn vào các chân đế. Dọc theo cột trụ được đột các hình chữ nhật nhỏ phía lưng của trụ và các lỗ tròn phần hai bên sườn. Các lỗ nhỏ hình chữ nhật nhỏ được sử dụng để gài đầu nối của thanh Beam và là đơn vị đo giúp cho việc lắp ráp được dễ dàng hơn. Các lỗ tròn nhỏ được sử dụng để cố định thanh giằng, thanh Beam vào cột trụ thông qua các đinh ốc, bu lông.

 – Thanh Beam- thanh dầm: Với thiết kế hình chữ Z được gắn hai đầu nối với hai cột trụ mỗi đầu của kệ thông qua thanh gài và bulong. Tùy thuộc vào trọng tải của mỗi mẫu kệ mà thanh Beam có kích thước và chất lượng khác nhau. Hai đầu nối của thanh Beam thiết kế dạng chữ V, trên cạnh có các vấu  để gài vào cột trụ giúp cho thanh Beam luôn vuông góc với cột trụ. và được đục lỗ để cố định vị trí với cột trụ bằng đinh ốc.

 – Thanh giằng: Là các thanh tôn mỏng hình chữ C được đục lỗ hai đầu và được cố định vào hai cột trụ tại mỗi đầu bộ kệ. Kệ trung tải sử dụng hai loại thanh giằng đó là giằng chéo và giằng ngang. Thanh giằng có tác dụng giúp cho hai chân trụ không bị cong khi chịu trọng lực lớn. Tăng khả năng chịu tải cho kệ kho trung tải.

 – Sàn tôn: Thường được sử dụng bằng tôn liền hoặc tôn đục lỗ được gấp cạnh. Phía dưới mặt tôn được hàn thêm các thanh tôn  nhỏ gọi là tăng cứng giúp cho mâm tôn chịu được trọng lực tốt hơn. Sàn tôn được đặt lệ hai thanh Beam trên mỗi tầng của kệ.

 – Đinh ốc: Sử dụng loại đinh ốc được đặt riêng đạt tiêu chuẩn an toàn lắp ráp.

 

Thông số kỹ thuật, kích thước kệ kho trung tải

Các thông số kỹ thuật quyết định đến chất lượng, khả năng chịu tải cũng như kích thước của kệ trung tải cũng như mức chịu tải. Dưới đây là thông số kỹ thuật chung nhất của kệ trung tải.

 – Chiều cao: 1.5 – 6m ( Tư vấn theo sản phẩm thực tế của khách hàng)

 – Chiều dài: 1.5 – 3m ( Tư vấn theo sản phẩm thực tế của khách hàng)

 – Chiều sâu: 0.4 – 0.6m ( Tư vấn theo sản phẩm thực tế của khách hàng)

 – Tải trọng: Từ 200 – 600kg/tầng

 – Số tầng: 2, 3, 4, 5,6 tầng

 – Chất liệu khung kệ, thanh beam, thanh giằng: Thép sơn tĩnh điện

 – Loại mặt sàn: Tôn liền hoặc gỗ. Trong đó, sàn tôn liền được sử dụng phổ biến hơn.

 – Màu sắc: Phổ biến nhất là cam, xanh, xám rắng, xanh lam, xanh dương, xanh lá cây ( Theo mong muốn của khách hàng)

 

Ứng dụng kệ hạng trung

Đây là phần nêu lên sự đa dụng thực tế của kệ trung tải hãy cùng xem những ngành nào phù hợp, liệu có liên quan đến bạn:

 – Phù hợp cho lưu trữ sản phẩm vừa và nhỏ: Phụ kiện điện nước, phụ kiện cơ khí, thức ăn chăn nuôi, đồ dùng gia đình, để sơn, để phụ tùng xe,…

 

 – Phù hợp với những kho hàng không gian nhỏ hẹp, diện tích sử dụng hạn chế, kho cỡ nhỏ và trung bình.

 – Ứng dụng cho các cửa hàng cần lưu trữ như: sửa xe, tạp hóa, máy tính, thiết bị văn phòng, đồ gia dụng.

 – Phù hợp với các mặt hàng vừa tại các kho bãi, xưởng sản xuất lớn, kho lưu trữ và kho phân loại.

 

Phân loại kệ trung tải thường dùng

 – Kệ trung tải với khả năng chịu tải tối đa dưới 800kg/ tầng nên vì thế mà kệ được sản xuất với nhiều tải trọng khác nhau giúp phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng trong kho, cũng như tối ưu diện tích kho hàng cụ thể cho khách hàng. Hiện nay kệ trung tải chủ yếu được phân loại theo tải trọng và số tầng của kệ.

 – Kệ trung tải độc lập : Là một bộ kệ trung tải gồm 4 cột trụ cấu thành lên bộ bộ kệ hoàn chỉnh. Kệ trung tải độc lập có thể đứng riêng rẽ với các bộ kệ và không phụ thuộc vào các bộ kệ khác đứng cạnh nó

 

 – Kệ trung tải nối tiếp: Là một khái niệm trong các dãy kệ trung tải gồm nhiều kệ trung tải được ghép nối vào vào. Bộ đầu tiên của dãy được tính là bộ độc lập vì gồm đủ 4 cột trụ và các bộ kệ tiếp theo được ghép vào bộ hai cột trụ còn lại của kệ trước nó. Nếu tách ra thì bộ kệ nối tiếp sẽ bị thiếu 2 cột trụ ở một phía.

Sản phẩm liên quan
0912817117
zaloZalo